2 Quy trình chuẩn chống thấm đáy tầng hầm Chất lượng và Hiệu quả

2 Cách chống thấm tầng hầm hiệu quả nhất

Với sự phát triển của kinh tế và xã hội, ngày càng có nhiều tòa nhà cao tầng được xây dựng. Và trong đó không thể thiếu tầng hầm mỗi căn nhà. Bên cạnh việc thiết kế, xây dựng vững chắc. Thì thi công chống thấm đáy tầng hầm hiệu quả chính là góp phần tạo dựng bền vững cả công trình.

Đáy tầng hầm thường nằm sâu trong lòng đất, nơi có độ ẩm cao. Không thực hiện chống thấm hiệu quả sẽ gây thấm dột, hỏng hóc lên cả tường và các vị trí khác.

  1. Vật liệu chống thấm dùng cho thi công

Dù thực hiện chống thấm thuận hay nghịch cho đáy tầng hầm. Thì chúng ta cũng có thể sử dụng những vật liệu sau:

  • Các loại màng chống thấm như màng chống thấm: Màng khò nóng Danosa, Sikaproof Membrane và Seal Coat, màng chống thấm tự dính Autotak, màng khò nóng Baumerk…
  • Chất chống thấm: Lanko K11 Matryx, Penetron Admix hay Masterseal 530 là vật liệu có dạng thẩm thấy tinh thể.
  • Lớp phủ chống thấm: Penetron Plus, Penetron, Aquafin IC, Neopress Crystal…
  • Nhũ tường: BC Bitument Coating để chống thấm…
  1. Chống thấm thuận đáy tầng hầm trên bê tông lót

Chống thấm thuận được thực hiện sau khi đã thi xong cốt thép dầm và sàn đáy cùng lớp bê tông lót. Khi đó lớp bê tông lót phải chắc chắn và phẳng. Với dầm giằng cùng copha cạnh yêu cầu phải xây gạch cùng tô vữa.

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công

Chúng ta tiến hành dọn dẹp, loại bỏ đi chướng ngại vật bề mặt đáy tầng hầm. Rồi vệ sinh lại cho sạch sẽ. Sau đó sử dụng nước sạch để tạo ẩm cho bề mặt lớp bê tông lót. Nhưng lưu ý là không để đọng nước.

Bước 2: Tiến hành thi công

  • Với bề mặt đáy sàn: Chúng ta sử dụng vật liệu chống thấm rồi pha trộn theo hướng dẫn. Sau đó phun hoặc tưới đều lên bề mặt lớp bê tông lót.
  • Với các cạnh móng dầm giằng: Khi đã xây gạch xong thì chúng ta sử dụng các dụng cụ chuyên dụng – Để phun hay tưới chất chống thấm lên bề mặt gạch đã được trát vữa. Yêu cầu khi thực hiện cần đều tay, thực hiện đến khi bề mặt ướt đẫm.
  • Sau khoảng 3 giờ đồng hồ bảo dưỡng. Chúng ta tiến hành đổ bê tông đáy tầng hầm.
  1. Chống thấm ngược đáy tầng hầm

Bước 1: Vệ sinh bề mặt thi công

Dùng dụng cụ chuyên để vệ sinh toàn bộ bề mặt đáy tầng hầm. Bước này sẽ loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, tạp chất trên lớp bề mặt. Những mảng vữa thừa cũng phải được loại bỏ. Bề mặt đáy đạt yêu cầu trước khi thi công là phải sạch và đặc chắc.

Sau đó chúng ta sử dụng nước sạch để làm ẩm bề mặt đáy. Nhưng không để đọng nước.

Bước 2: Tiến hành thi công

  • Với bề mặt đáy bắt đầu ninh kết – Sau khi đổ bê tông tầm 4 – 6 giờ thì dùng vật liệu chống thấm để phun/ lăn rulo lên bề mặt bê tông đáy tầng hầm. Vật liệu chống thấm được sử dụng ở đây có thể là Masterseal 530.
  • Nếu đáy tầng hầm vừa được đổ bê tông xong và vẫn còn ướt thì chúng ta sử dụng bột chống thấm thẩm thấu để rắc lên toàn bộ diện tích đáy.

Sau đó tầm 4 – 5 giờ đồng hồ thì rắc tiếp bột giúp tăng độ cứng sàn, sử dụng máy xoa để giúp tăng độ bám dính, tán đều và thẩm thấu của vật liệu.

Lưu ý nếu sử dụng phương pháp này cho những công trình có có khớp đáy với bê tông tường thì cần phải sử dụng băng cản nước nhằm ngăn sự thấm dột của khớp bê tông.

Việc lựa chọn và thực hiện quy trình chống thấm nào cho đáy tầng hầm sẽ tùy thuộc vào kết cấu cũng như vị trí của từng tầng hầm, cũng như yêu cầu của chủ đầu tư. Để được tư vấn và hỗ trợ thêm, cũng như sử dụng các sản phẩm cùng dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp, quý khách hàng hãy liên hệ với công ty chống thấm Tam Thành.

Xây dựng Tam Thành xin chào
Xây dựng Tam Thành xin chào
Gọi cho Tam Thành ngay