Tầng hầm là một phần kiến trúc phổ biến trong xây dựng hiện nay. Bởi đây được coi là một trong những giải pháp hữu ích. Nhằm tăng hiệu quả sử dụng của công trình và tiết kiệm không gian. Tuy nhiên đây cũng là vị trí rất dễ bị thấm dột. Để khắc phục, bạn có thể tham khảo 2 cách chống thấm tầng hầm hiệu quả sau:
1. Chống thấm chủ động cho tầng hầm
Nếu công trình có khu vực thi công rộng rãi, đào được móng ở xung quanh và phía dưới thì áp dụng hình thức này. Tức là thực hiện chống thấm đồng thời trong quá trình xây dựng công trình. Đây là hình thức đem lại hiệu quả tối đa. Bởi việc ngăn chặn thấm dột được thực hiện bởi nhiều tầng lớp vật liệu.
- Lựa chọn vật liệu chống thấm đúng tiêu chuẩn và chất lượng, tuyệt đối không bị lỗi để đảm bảo hiệu quả chống thấm cao cho công trình.
- Cần đặc biệt chú ý khi đầm bê tông tường và nền. Đảm bảo đầm thật kỹ để bê tông nén chắc chắn, tuyệt đối không đầm rối. Nên thi công từng lớp bê tông tường khoảng 50cm rồi cuốn dần lên.
- Khi tráng vữa hay lớp lớp thì cần làm liên tục. Nếu không thể thi công liên tục thì phải đặc biệt chú ý tới làm lớp giáp lai giữa các lần trát.
- Khi lớp vật liệu chống thấm khô cần trải lên lớp cao su. Trong quá trình thi công lớp trên nên tránh làm hỏng lớp chống thấm dưới.
- Thực hiện thi công lớp đất sét ngoài tường chắn theo lớp và đảm bảo độ chắc chắn để ngăn thấm.
2. Hình thức chống thấm bị động
Hình thức này thường áp dụng với những công trình mà diện tích thi công hạn chế, thực hiện thi công tường trong đất, đào móng sau khi làm tường.
Hình thức này không giúp ngăn nước từ ngay nguồn gây thấm. Mà để gom cho nước ngấm vào bên trong rồi bơm ra hệ thống nước thải. Khi thực hiện hình thực này, chúng ta cần chú ý những yêu cầu kỹ thuật sau:
- Cần đầm lại sau khi thi công xong bê tông nền. Tại các vị trí tiếp giáp nền với tường có đặt vật cách nước cùng yêu cầu là bên tông nền ngậm vào bê tông tường tầm 10cm. Trước khi thi công các phần trên nền, tại các khe tiếp giáp cần phun ép hồ xi măng.
- Với yêu cầu là không để cho nước ngấm vào bê tông chảy thành dòng. Mà chỉ có là chảy ngấm ẩm nên cần kiểm tra kỹ sau khi đổ bê tông. Nếu cần có thể xử lý bằng cách phun vữa xi măng.
- Sàn rỗng được làm dốc để dẫn nước ra rãnh dẫn gom về hồ thu.. Cần đầm lại lớp bê tông ở trên sàn rỗng khi thi công.
- Với tường bê tông trong đất cũng cần kiểm tra để xử lý nhằm đảm bảo không để nước ngấm chảy thành dòng. Nếu có thì cách xử lý cũng như với xử lý bê tông nền. Sau khi yêu cầu này được đảm bảo thì mới tiến hành xây tường gạch bên trong.
- Cần có hệ thống máy bơm để hút nước vào hệ thống nước thải sau khi đã gom vào hồ thu.