Sử dụng vật liệu Sika chống thấm hiệu quả cho cổ ống xuyên sàn, xuyên tường

Chuận bị bề mặt chống thấm

Cổ ống xuyên sàn, xuyên tường là chi tiết không thể thiếu với nhiều công trình xây dựng. Đây cũng là vị trí tiềm ẩn nhiều khả năng gây thấm dột. Hiện nay có nhiều phương pháp để xử lý chống thấm cho hạng mục này, trong đó chống thấm bằng vật liệu Sika được các chuyên gia đánh giá là đem lại hiệu quả và chất lượng tốt hơn cả.

  1. Chuẩn bị bề mặt bê tông trước khi thi công chống thấm

    Chuẩn bị bề mặt thi công chống thấm cẩn thận
    Chuẩn bị bề mặt thi công chống thấm cẩn thận
  • Dù thực hiện chống thấm cho bất cứ hạng mục nào như chống thấm sàn mái, chống thấm tường nhà, chống thấm hố thang máy… chúng ta đều cần phải chuẩn bị bề mặt trước khi thi công. Chất lượng của bề mặt trước khi thi công sẽ quyết định tới chất lượng và độ bền chống thấm.
  • Bề mặt bê tông cần phải được vệ sinh sạch sẽ và không có chướng ngại vật. Chúng ta cần tháo dỡ và dọn dẹp các chướng ngại vật như gỗ, xà bần, khuôn ván… sau đó dùng chổi để làm sạch bề mặt.
  • Cần thực hiện định vị và sử dụng bê tông hay trám vữa để lắp đặt các đường ống cấp thoát nước hay hộp kỹ thuật.
  1. Quy trình thực hiện chống thấm

  • Với các cổ ống cố định đã đổ bê tông
Chống thấm với Sika cho cổ ống đã đổ bê-tông
Chống thấm với Sika cho cổ ống đã đổ bê-tông

– Bước 1: Vệ sinh vị trí thi công

+ Chúng ta sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như máy khoan hay máy đục để loại bỏ các mảng bê tông thừa, đồng thời tạo rãnh quanh vị trí hộp kỹ thuật và ống xuyên sàn.

+ Sử dụng chổi sắt, các hóa chất chuyên dụng hoặc máy thổi bụi để làm sạch khu vực thi công.

– Bước 2: Chống thấm cổ ống

+ Với các khu vực như cổ ống và điển nối chúng ta sẽ sử dụng thanh cao su trương nở và quấn xung quanh.

+ Trộn Sika Latex và xi măng tạo thành hồ dầu rồi quét lên khu vực đã đục rãnh.

+ Với các rãnh và lỗ đã đục, chúng ta sử dụng vữa tự chảy không co ngót để trám kín lại.

+ Tùy tình trạng của vị trí chống thấm, nếu cần thiết, chúng ta có thể dùng thêm các sản phẩm trám khe khác như Sikaflex Pro-3WF, Sikaflex Construction J hay Sikaflex Construction AP…

  • Với cổ ống mở

– Bước 1: Vệ sinh vị trí thi công

Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như máy thổi bụi, chổi sắt và hóa chất chuyên dụng để làm sạch và đục rãnh vị trí cần thi công.

– Bước 2: Chống thấm cổ ống

+ Ống xuyên sàn, xuyên tường cần phải được định vị vào vị trí như trong thiết kế rồi tiến hành ghép cốt pha.

+ Sử dụng Sika Latex trộn cùng xi măng tạo thành hồ dầu rồi quét lên bề mặt bê tông nhằm tạo sự kết nối.

+ Trộn đều phụ gia hồ dầu Latex cùng xi măng cát mác rồi đổ nhằm định vị ống xuyên sàn theo vị trí như thiết kế.

+ Khi lớp định vị trên đã khô, chúng ta tiến hành quét hồ dầu được trộn từ Sika Latex và xi măng lên vị trí cần chống thấm, mục đích là tạo sự kết nối.

+ Với các khu vực như cổ ống và điển nối chúng ta sẽ sử dụng thanh cao su trương nở và quấn xung quanh.

+ Với cách lỗ và rãnh, chúng ta sử dụng vữa tự chảy không co ngót để trám kín. Độ dày lớp trám tối thiểu phải bằng ½ độ dày của bê tông

+ Nếu cần thiết, chúng ta có thể sử dụng thêm các sản phẩm như Sikaflex Pro-3WF, Sikaflex Construction J hay Sikaflex Construction AP… để trám khe.

 

Để đảm bảo chất lượng chống thấm, quá trình thi công chúng ta nên lưu ý một số điều sau:

– Nên chọn mua các vật liệu chống thấm chính hãng tại các cửa hàng hay nhà phân phối uy tín.

– Quá trình pha trộn vật liệu cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn trên bao bì.

– Với khu vực có đổ vữa không co ngót chúng ta nên tiến hành bảo dưỡng để tránh tình trạng rạn nứt.

Kỹ thuật thi công sẽ quyết định tới chất lượng và hiệu quả thi công. Chính bởi vậy, quý khách hàng nên chọn những đội thợ thi công có tay nghề và chuyên môn tốt. Hãy đến với Công ty Chống thấm Tam Thành để được tư vấn miễn phí cũng như sử dụng các sản phẩm cùng các dịch vụ chống thấm uy tín và chất lượng.

 

Xây dựng Tam Thành xin chào
Xây dựng Tam Thành xin chào
Gọi cho Tam Thành ngay