Thấm dột là tình trạng xảy ra ở hầu hết mọi công trình xây dựng gây nên sự bất tiện trong sinh hoạt và sự xuống cấp cho tòa nhà. Do đó xử lý chống thấm là yêu cầu bắt buộc. Chống thấm ngược là giải pháp được thực hiện khi không thể thi công chống thấm thuận. Để thực hiện thi công chống thấm ngược, chúng ta có thể áp dụng theo 2 phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả sau.
-
Sử dụng vật liệu chống thấm Sika
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu chống thấm và các dụng cụ
- Vật liệu sử dụng là Sika Latex
- Dụng cụ cần chuẩn bị: Máy khoan, đục, búa băm, đục, bàn chải bằng
- sắt, bay và chổi quét, thùng sạch, máy phun, máy thổi, máy hút bụi phục vụ cho công tác vệ sinh
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt thi công
- Bề mặt phải được vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ các bụi bẩn và chướng ngại vật thừa nhằm giúp quá trình chống thấm ngược đạt được kết quả tốt nhất.
- Dùng búa băm đục phá bỏ đi các lớp vữa, xi măng thừa còn bám trên bề mặt.
- Với các khe nứt sâu phải được đục và xử lý cho đến phần bê tông rắn.
- Dùng chổi, máy thổi và hút bụi làm sạch bề mặt.
Bước 3: Thi công chống thấm ngược
- Với vị trí cổ ống thoát xuyên sàn thì dùng vữa không co ngót để giúp cố định lại và bảo vệ.
- Quét lên bề mặt một lớp lót chống thấm, sau khoảng từ 2 – 3 giờ đồng hồ lớp lót khô.
- Khi lớp lót chống thấm đã khô, quét lớp chống thấm Sika lên trên. Sau từ 3 – 4 giờ đồng hồ lớp chống thấm thứ nhất đã khô thì quét tiếp lớp thứ 2, rồi lớp thứ 3… Trung bình chúng ta sẽ quét từ 2 – 3 lớp.
- Sau khi lớp chống thấm đã khô thì thử với cách ngâm nước. Nếu có vấn đề thì cần gia cố và sửa lại cho tới khi bề mặt không thấm nước nữa, rồi lát hoàn thiện.
- Từ thực tế, công ty chống thấm Tam Thành nhận thấy có chút quan niệm sai lầm trong chống thấm. Đó là, nhiều người cho rằng cứ trộn vữa nhiều xi măng rồi trát dày lên tường để chống thấm tốt. Nhưng thực tế không phải như vậy. Tường càng nhiều xi măng thì lại càng dễ nứt, càng tạo điều kiện cho nước thấm vào. Và như vậy khi xử lý lại càng mất công và mất thêm chi phí.
-
Sử dụng màng khò bitum đàn hồi
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
- Dùng đục và búa băm loại bỏ hết các phần vữa thừa cho đến phần bê tông rắn.
- Các vết rỗ trên bề mặt bê tông thì cần trám lại.
- Nếu bề mặt lồi lõm thì cần phải xử lý bằng cách dùng máy mài làm phẳng lại bởi bề mặt lõm dễ gây rách màng.
- Dùng chổi, máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất trên bề mặt.
Bước 2: Sử dụng Bitum lỏng để tạo lớp lót Primer dính
Dùng lu sơn hay chổi quét để quét Bitum dạng lỏng lên bề mặt bê tông nhằm tạo lớp lót Primer dính. Chú ý cần quét đều tay, và chờ khoảng 6 giờ đồng hồ cho lớp này khô để thực hiện bước tiếp theo. Có thể dùng tay sờ lên bề mặt lớp lót thấy không dính tay là đã khô.
Bước 3: Dùng màng chống thấm Bitum để chống thấm
- Trải các tấm màng Bitum ra bề mặt cần chống thấm sao cho úp bề mặt khò xuống dưới.
- Dùng đèn khò khò nóng các tấm màng Bitum, sức nóng sẽ làm cho bề mặt dính được tan chảy và lớp nhầy bám dính vào bề mặt đã được sơn lót.
- Với các bề mặt thi công có độ nghiêng thì nên làm từ thấp cho đến cao.
- Điều quan trọng của khâu này là phân bổ nguồn nhiệt cho thật đều, đồng thời sử dụng con lăn để ép phần màng vừa được khò nóng xuống nhằm tạo thành bề mặt thật phẳng, hạn chế tình trạng nhốt bọt khí.
- Sau khi thi công xong, tiến hành ngâm nước 1 ngày để thử độ thấm, nếu vẫn bị thấm thì xử lý và sửa chữa lại đến khi đạt yêu cầu.
- Chống thấm ngược đòi hỏi kỹ thuật thi công và tay nghề cao hơn so với các phương pháp khác, do vậy quý khách hàng hãy chọn các đội thợ thi công có uy tín và chuyên môn tốt. Hãy đến với công ty chống thấm Tam Thành để được tư vấn miễn phí và sử dụng các dịch vụ chống thấm uy tín, chất lượng.