3 Lưu ý quan trọng khi phủ lót chống thấm

3 lưu ý khi sử dụng phụ gia chống thấm

Để tăng chất lượng và hiệu quả chống thấm, trước khi sử dụng vật liệu nhiều đơn vị sẽ tiến hành phủ lót chống thấm. Mặc dù không yêu cầu các kỹ thuật phức tạp như khi thi công lớp chống thấm. Song để đảm bảo tính hiệu quả, chúng ta nên để tâm tới những lưu ý sau.

  1. Chuẩn bị kỹ bề mặt thi công trước khi lót chống thấm

Chuẩn bị bề mặt thi công chống thấm cẩn thận
Chuẩn bị bề mặt thi công chống thấm cẩn thận

Phủ lót trước khi thi công lớp chống thấm được thực hiện với nhiều hạng mục như: Chống thấm sàn nhà vệ sinh, chống thấm sàn mái, chống thấm hố thang máy, chống thấm tầng hầm, bể chứa nước, bể bơi… Khi được thi công đúng kỹ thuật, lớp lót này sẽ là trợ thủ đắc lực. Giúp tăng độ bám dính cũng như khả năng chống thấm của công trình. Điều quan trọng khi phủ lót chống thấm là chuẩn bị kỹ bề mặt thi công.

Để thực hiện được yêu cầu này, chúng ta sẽ tiến hành:

  • Quét dọn, vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn và các chướng ngại vật trên bề mặt thi công.
  • Dùng dụng cụ hỗ trợ để loại bỏ các lớp vữa hay bê tông thừa, hỏng khỏi bề mặt.
  • Nếu định sơn chống thấm lại, mà lớp sơn cũ không còn độ bám dính. Thì phải sử dụng cây sủi hoặc các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ lớp sơn cũ này.
  • Có thể dùng vòi xịt rửa nhưng cần tránh để bị đọng nước.

Các hoạt động này nhằm chuẩn bị một bề mặt sạch sẽ, đảm bảo độ bám dính tốt nhất trước khi phủ lót.

  1. Nên sử dụng phụ gia phủ lót phù hợp

Lựa chọn phụ gia chống thấm phù hợp với công trình
Lựa chọn phụ gia chống thấm phù hợp với công trình

Mỗi vật liệu chống thấm đều có đặc tính riêng và tương thích với từng lớp phủ lót khác nhau. Như vậy, tùy vào từng bề mặt thi công mà sẽ có những loại lót phù hợp. Do đó, tùy hạng mục cần thi công và tùy vào vật liệu chống thấm mà chúng ta chọn phụ gia chống thấm phù hợp.

Việc sử dụng đúng phụ gia phủ lót sẽ đảm bảo độ bám dính tốt nhất giữa các lớp. Từ đó giúp tối ưu hóa hiệu quả và chất lượng thi công. Thực tế đã chứng minh, chỉ vì chủ quan không sử dụng lót chống thấm nên mặc dù đã sử dụng những vật liệu chống thấm tốt nhất mà độ bền chống thấm cũng không cao.

Nếu dùng màng chống thấm thì lớp phủ lót thường dùng là sơn lót có gốc dung môi. Ví dụ như Polyprime SB sẽ được dùng. Nếu dùng màng chống thấm định hình hay vật liệu chống thấm dạng lỏng như Flintkote Ultra. Thì lớp phủ lót được dùng lại chính là vật liệu này nhưng được pha loãng.

Nếu còn đang băn khoăn không biết sử dụng lớp phủ lót nào. Chúng ta có thể tham khảo ý kiến từ các công ty chống thấm chuyên nghiệp. Công ty chống thấm Tam Thành với phương châm hoạt động là lấy sự hài lòng của khách hàng làm tiêu chí phục vụ, sẽ luôn sẵn lòng tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc từ quý khách hàng.

  1. Định lượng lót phù hợp

Đây là yêu cầu khá quan trọng trước khi phủ lót chống thấm. Thông thường chúng ta chỉ cần phủ một lớp lót chống thấm, rồi đợi khô mới thi công lớp chống thấm lên trên. Tuy nhiên với một vài trường hợp, do đặc thù của bề mặt thi công, hoặc do các điều kiện thời tiết thường xuyên tác động… mà đội thợ thi công sẽ quyết định phủ thêm lớp lót thứ hai. Và mỗi lớp lót đều phải đảm bảo được độ che phủ cũng như độ dày theo đúng kỹ thuật. Do đó, chúng ta cần tính toán để chuẩn bị đủ định lượng lót cần sử dụng.

Có nhiều trường hợp do không tính toán kỹ. Điều này dẫn tới khi phủ lót thì bị thiếu vật liệu, lớp lót quá mỏng hoặc không che phủ hết bề mặt. Từ đó làm gián đoạn cả quá trình thi công chống thấm.

Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng được tốt nhất, quý khách hàng nên chọn mua các vật liệu từ những cửa hàng hay công ty uy tín. Hãy đến với công ty chúng tôi để được tư vấn miễn phí, cũng như được hỗ trợ hay lựa chọn các dịch vụ chống thấm uy tín và chất lượng.

Xây dựng Tam Thành xin chào
Xây dựng Tam Thành xin chào
Gọi cho Tam Thành ngay