Rất nhiều công trình mới xây dựng được chú trọng đầu tư nên chống thấm tốt. Tuy nhiên với những căn nhà đã xây dựng lâu năm, đã xuống cấp thì bị thấm dột là điều không thể tránh khỏi. Để giúp khôi phục và bảo vệ căn nhà khỏi tình trạng trên, chúng ta có thể tham khảo những giải pháp hiệu quả chống thấm cho nhà đã xuống cấp sau.
-
Ưu tiên chống thấm tường nhà cũ
- Đối với hầu hết mọi công trình xây dựng thì tường chính là vị trí dễ bị thấm nhất do thường xuyên phải chịu các tác động trực tiếp của thời tiết. Với những căn nhà cũ xuống cấp, chúng ta dễ dàng nhận thấy hình ảnh bức tường với lớp sơn bong tróc, ẩm mốc loang lổ, thậm chí là nứt. Do đó nước có thể dễ dàng thấm sâu vào bên trong, khiến cho chất lượng căn nhà ngày càng xuống cấp.
- Với tường đã cũ, việc xử lý mặt bằng sẽ phải được chú trọng và kỳ công hơn so với tường mới. Tường phải được làm sạch khỏi bụi bẩn, vết rêu mốc, lớp sơn đã bong tróc và tạp chất để gia tăng độ bám dính của vật liệu chống thấm ở những công đoạn sau.
- Với tường cũ, do vật liệu xây dựng lâu ngày bị co giãn nên thường có vết nứt và kẽ hở. Bởi vậy cần dùng hồ vữa hay bột chuyên dụng để trám lại. Còn với những chỗ lồi lõm cần phải được làm phẳng.
- Sau khi tường đã được làm sạch, gia chủ có thể dùng sơn chống thấm phủ lên từ 1 tới 2 lớp. Khi phủ sơn, độ ẩm của tường cần đảm bảo nhỏ hơn 16%. Bề mặt sơn sau đó cần phải để khô thoáng và sạch.
-
Chống thấm cho trần nhà cũng cần phải được chú trọng
- Nhà cũ thì ống thoát nước hay hộp kỹ thuật bị hư hỏng dẫn đến trần nhà dễ bị thấm dột. Để xử lý, trước tiên gia chủ cần xác định rõ vị trí và nguyên nhân gây ra tình trạng này.
- Nếu do đường ống dẫn, gia chủ nên đấu nối lại hoặc thay đường ống mới. Còn nếu thấm dột do lớp sàn chưa tốt thì trước hết gia chủ cần làm sạch bề mặt trần như khi xử lý tường nhà. Với những vết hở hay nứt nên dùng hỗn hợp cát trộn với xi măng và chất chống thấm để trám lại. Sau đó, gia chủ có thể lát lớp gạch mới hoặc phủ nhiều lớp chống thấm lên.
-
Không bao giờ là thừa khi che chắn bề mặt tường
- Sau khi đã xử lý, sửa chữa tình trạng thấm dột, gia chủ có thể che chắn thêm cho bề mặt trần và tường nhà để tăng độ bền và khả năng chống thấm.
- Gia chủ có thể làm thêm lớp mái che, lát thêm lớp gạch cho trần và tường nhà. Với mặt tường bên ngoài, trồng thêm cây leo sẽ là ý tưởng không tồi. Lớp dây leo sẽ tạo nên một lớp màng bảo vệ tường khỏi mưa nắng bên ngoài, đồng thời giúp cho lượng nhiệt khi tiếp xúc với tường được ổn định, nhờ vậy sẽ hạn chế đi sự co giãn của vật liệu xây dựng. Một ngôi nhà với cây xanh xung quanh còn tạo thiện cảm cho người nhìn bởi sự thư giãn và sức sống.
-
Kiểm tra và gia cố hệ thống ống dẫn nước
- Hệ thống thoát nước bị rò rỉ hay hư hỏng chính là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng thấm dột. Thậm chí ở nhiều ngôi nhà cũ, hệ thống ống dẫn nước còn bị ứ đọng rác. Tình trạng này khi kéo dài có thể làm cho tường bị ẩm mốc rất không tốt. Do đó việc gia cố hệ thống này là yêu cầu bắt buộc.
- Với những ống nước đã xuống cấp và kém chất lượng thì nên được thay mới. Ngoài ra, sau mỗi trận mưa lớn, gia chủ nên kiểm tra hệ thống ống thoát, tránh tình trạng ứ đọng rác, đảm bảo ống thoát luôn thông thoáng và hoạt động tốt.
- Nếu có điều kiện, gia chủ nên đầu tư hệ thống ống dẫn nước với chất lượng tốt để tăng tối đa thời gian sử dụng và khả năng hỏng hóc gây rò rỉ nước ra tường.
- Và một điều quan trọng khi xử lý chống thấm cho nhà cũ xuống cấp là gia chủ nên lựa chọn đội thợ và kỹ sư tại các công ty uy tín.
Để được tư vấn miễn phí cũng như lựa chọn các sản phẩm cùng các dịch vụ chống thấm uy tín và chất lượng, quý khách hàng hãy liên hệ với Công ty Chống thấm Tam Thành. Sử dụng sơn chống thấm đúng cách là một trong những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ các công trình xây dựng.