Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội kéo theo cơ sở hạ tầng cũng ngày càng được đầu tư xây dựng. Nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng mở rộng của thị trường. Bên cạnh việc xây dựng kiên cố, các chủ đầu tư luôn phải quan tâm đến các yếu tố khác nhằm đảm bảo sự an toàn và tuổi thọ lâu bền cho toàn bộ công trình. Trong đó, không thể không chú ý đến thi công chống thấm tầng hầm.
-
Chú ý tới các vị trí dễ gây thấm tầng hầm
Việc xác định rõ các vị trí dễ bị thấm sẽ giúp cho chủ đầu tư có sự chủ động trong công tác chuẩn bị và xử lý được triệt để. Với tầng hầm cần chú ý tới các vị trí dễ bị thấm nước đó là:
- Vị trí mạch ngừng là nơi dễ gây thấm mà nhiều công trình gặp phải. Nguyên nhân do kỹ thuật đổ bê tông không chuẩn, quá trình đổ bê tông bị lỗi khiến rỗng mạch ngừng, hay do gioăng bị trương nở hoặc băng cản nước không được lắp đặt.
- Vị trí nối của ống dẫn nước.
- Các vị trí thu hay thoát nước.
- Nơi tiếp giáp của các khối kết cấu bê tông.
- Tại nơi tiếp xúc giữa hai hay các loại vật liệu khác nhau, vị trí bu lông hay ốc vít được liên kết.
So với chống thấm sàn nhà hay mái, chống thấm tầng hầm phức tạp hơn. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ chống thấm hiện đại, vấn đề này sẽ được giải quyết triệt để.
Từ các vị trí dễ thấm nước trên, thi công chống thấm tầng hầm gồm các hạng mục chính như:
- Đổ bê tông sàn đáy.
- Thi công chống thấm tường vây cả bên trong và ngoài.
- Chống thấm các khe tiếp xúc, co giãn, mạch ngừng, cổ các ống dẫn thoát sàn, vị trí ốc vít, bu lông…
-
Nguyên lý chống thấm tầng hầm
- Sử dụng bê tông chống thấm để giúp kết cấu bê tông cốt thép tường và đáy tầng hầm được nâng cao khả năng chống thấm.
- Dùng các vật liệu tạo màng đàn hồi để giúp tăng khả năng chống thấm phía bên ngoài tầng hầm. Với bên trong, dùng vật liệu thẩm thấu tinh thể để tăng khả năng chống thấm ngược.
-
Lưu ý về chuẩn bị mặt bằng thi công
Mặt bằng thi công càng được chuẩn bị chu đáo và cẩn thận thì sẽ càng giúp nâng cao chất lượng và độ bền chống thấm.
- Bề mặt tầng hầm phải được làm sạch sẽ, bằng phẳng và cứng. Các chướng ngại vật như sắt thép, gỗ, rác… phải được tháo dỡ và dọn đi. Các lớp xi măng, hồ vữa, bê tông thừa còn sót lại phải được đục sạch bằng búa hay mũi đục…
- Những chỗ bị rỗ phải được sửa chữa. Các hốc bọng hay lỗ rỗ của bê tông không nên trét vữa phủ trước khi chống thấm, mà sẽ được đục rộng và sâu loại bỏ các phần dính hờ, cho đến khi chạm phần bê tông đặc. Với các đường nứt, cần kiểm tra kỹ và mở miệng với rãnh rộng và sâu 2cm.
- Sử dụng máy hơi công nghiệp để làm sạch bề mặt tầng hầm.
- Dùng bê tông hoặc trám vữa để lắp đặt và định vị các ống nước hay hộp kỹ thuật.
-
Lưu ý về thời gian thi công
Cũng như nhiều công trình khác, chống thấm tầng hầm nên được ưu tiên thực hiện từ đầu, ngay từ lúc xây dựng để đạt kết quả cao nhất. Đồng thời điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức hơn hẳn so với việc thấm dột mới xử lý và sửa chữa.
Với những công trình cũ và xuống cấp, chủ nhà cần lưu ý những vị trí dễ gây thấm dột và kịp thời nhận diện các dấu hiệu như vết ố nứt, ẩm mốc, vết nước chảy… để đánh giá đúng thực trạng, tìm chọn đội thợ thi công, lựa chọn giải pháp thi công chống thấm để khắc phục được triệt để tình trạng thấm nước.
Chống thấm tầng hầm được xử lý tốt sẽ góp phần đem lại sự tiện dụng, an toàn khi sử dụng và giúp gia tăng độ bền của cả công trình xây dựng. Hãy đến với Công ty Chống thấm Tam Thành để được tư vấn miễn phí về chống thấm và sử dụng các dịch vụ uy tín, chất lượng.