Đơn giản và hiệu quả với 3 cách chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà liền kề

Chống thấm khe tiếp giáp

Kinh tế phát triển, nhà cửa mọc lên nhiều, giữa hai nhà liền kề sẽ có khe tiếp giáp. Vị trí này tưởng đơn giản nhưng cũng dễ gây thấm dột. Để xử lý hiệu quả hạng mục này, chúng ta có thể tham khảo 3 cách thức sau đây.

  1. Sử dụng mái tôn

  • Đây là cách đơn giản và ít tốn kém nhất. Nhưng độ bền không lâu như các phương pháp khác. Sử dụng mái tôn để chống thấm khe tiếp giáp thường áp dụng khi công trình xây mới cao.
  • Vật liệu sử dụng là tôn phẳng dày tầm 0,1 – 0,5mm hoặc tấm inox. Chúng ta không nên sử dụng tấm tôn dày. Vì sẽ khiến vữa trát bị lún sau một thời gian sử dụng. Từ đó tạo nên hiện tượng bật vữa trát hay đứt gãy, khiến tường bị thấm.
  • Tấm tôn được sử dụng sẽ có bề rộng tầm 30 – 50cm, và chiều dài của tấm tôn sử dụng phải đảm bảo che phủ được toàn bộ khe tiếp giáp. Tôn sẽ được đóng lên tường rồi trát vữa lên. Tấm tôn nên được đóng cao hơn khe hở tiếp giáp. Điều này đảm bảo rằng khi lớp vữa trát của công trình mới lún xuống. Thì tấm tôn vẫn đảm bảo được độ dốc cho nước mưa nhanh thoát.
  • Độ bền của phương pháp này thường là từ 5 – 7 năm. Khi lớp tôn bị hư hỏng hay bục vỡ thì nên tháo bỏ rồi xử lý lại.
  1. Sử dụng màng khò nóng

  • Phương pháp này được áp dụng khi hai tường nhà cách nhau từ 1 – 7cm.
  • Nếu tường hai bên cao bằng nhau thì chúng ta cần phải cạo sạch nền sân thượng. Cả hai nhà khỏi vữa yếu hay các bụi bẩn. Nếu chiều cao hai tường khác nhau thì sẽ cạo sạch sàn của bên nhà thấp hơn. Công việc này cần được tiến hành tỉ mỉ mớii đảm bảo hiệu quả.
  • Sau khi cạo xong, chúng ta sử dụng khò nóng để thổi khô bề mặt vừa cạo. Nhằm đảm bảo chắc chắn rằng không bị đọng nước bên trong.
  • Chúng ta sử dụng màng khò dán gốc bitum có chứa sợi polyester gia cường lực nén – kéo để phủ lên khoảng tường cần thực hiện chống thấm. Sau đó dùng đèn khò thổi vào cho đến khi màng chảy ra và bám vào bề mặt sàn hay tường. Để đảm bảo an toàn chống thấm thì chúng ta nên khò rộng từ 20 – 40cm.
  1. Chống thấm với keo tạo màng gốc polymer, acrylic hay keo gốc silicon

  • Phương pháp này được lựa chọn khi thực hiện chống thấm cho những khe bị nứt rạn chân chim và chạy thành các rãnh. Chúng ta sẽ sử dụng keo để bơm bít và hàn gắn lại các vết nứt. Tuy nhiên chúng ta chỉ nên áp dụng khi khe tiếp giáp giữa hai nhà là nhỏ. Còn nếu khe tiếp giáp lớn thì nên lựa chọn phương pháp khác.
  • Việc sử dụng keo tạo màng gốc polymer hay acrylic giúp đem lại hiệu quả cao. Bởi đây là vật liệu có tính đàn hồi rất tốt cùng khả năng chịu nhiệt và chịu nước tốt, nên sau khi thi công khe tiếp giáp sẽ không bị thấm nước.

Quá trình thi công chống thấm cần được thực hiện cẩn thận, tuân thủ đúng các yêu cầu và quy trình kỹ thuật. Chỉ một sai sót hay cẩu thả trong quá trình thi công đều có thể ảnh hưởng tới độ bền và chất lượng chống thấm. Để đảm bảo điều này, gia chủ nên chọn các đơn vị thi công có chuyên môn vững và uy tín tốt.

Bên cạnh đó, gia chủ cũng nên chọn mua vật liệu chống thấm tại những cửa hàng, nhà phân phối hay công ty uy tín để đảm bảo hàng chính hãng với chất lượng tốt. Đừng vì tham rẻ mà mua vật liệu nhái trôi nổi. Chất lượng của vật liệu được sử dụng cũng sẽ quyết định tới chất lượng chống thấm

Quý khách hàng hãy liên hệ với Công ty chống thấm Tam Thành để được tư vấn miễn phí và lựa chọn các sản phẩm cùng các dịch vụ chống thấm uy tín và chất lượng.

Xây dựng Tam Thành xin chào
Xây dựng Tam Thành xin chào
Gọi cho Tam Thành ngay